Image
Phó giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn Hà Nội (St Paul University Hospital)
Lịch khám
LỊCH KHÁM GS. TS TRẦN TRUNG DŨNG:

1. Tối thứ HAI và TƯ tại phòng khám Dungbacsy's Clinic (số 8 Đặng Văn Ngữ, điện thoại: 09 44 66 22 99)

2. Các buổi sáng  tại TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VÀ Y HỌC THỂ THAO, BỆNH VIỆN VINMEC TIMECITY (458 Minh Khai, điện thoại thư ký: 0363188326 hoặc 0354189292 )


Cảm hứng học Y khoa

Cảm hứng học Y khoa
Cảm hứng đối với ngành Y có thể đến sớm ngay từ những năm học cấp 3 nhưng cũng có thể đến rất muộn, vào những năm cuối của đại học, như bọn tôi chẳng hạn. Nhưng cũng có người không tìm được cảm hứng đó nên dù có tốt nghiệp lại rẽ ngang sang công việc khác. Khác với tình cảm thông thường, nó là sự bền vững, đã có cảm hứng nghề nghiệp rồi thì đó sẽ là cuộc đời của bạn. Nên đừng quá sốt ruột, dù bạn có đang học Y khoa mà vẫn lo lắng là liệu mình có hợp không, mình nên học chuyên ngành gì, vân vân và mây mây… Cảm hứng đó đôi khi không đến từ sách vở bài giảng trong trường Y mà có thể sẽ đến từ những trải nghiệm của “cuộc sống ngoài giảng đường đại học”, từ những tình huống, những điều giản dị của cuộc sống 
Học Y có vui không? Vui lắm. Thật đấy 
 
Đối với tôi, quãng thời gian học đại học Y thật vui và nhiều kỷ niệm. Trừ năm thứ nhất học hành hơi lủng củng chút vì đang tư duy học chuyên hơi amateur thì phải học theo cách nạp vào đầu khối lượng kiến thức nhiều quá. Quen với cách tư duy phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể kiểu Toán sang việc phải tích luỹ tri thức nhiều và liên tục kiểu học thuộc làm cậu sinh viên năm Nhất nhiều lúc phân vân: hay mình chọn nhầm nghề nhỉ? Chưa kể còn có 1 vài điều làm “tâm hồn sao động” chút 
Sự phân vân cũng không quá lâu khi tôi bắt đầu tìm được các niềm vui khác, phát huy được các thế mạnh tích luỹ từ thời học chuyên cấp 3 là công việc gia sư. 
Thương hiệu “sinh viên trường Thuốc”, uy tín của 1 “học sinh trường chuyên” kèm theo khả năng “sư phạm chém gió” làm tôi khá đắt sô. Ngày đi học, tối đi gia sư nên mặc dù “gia cảnh cũng không bần hàn” gì nhưng tiền bạc cũng khá rủng rỉnh và chủ động. Rủng rỉnh đến mức là có thời gian tôi còn tham gia nghiên cứu và đầu tư vào “trò chơi trí tuệ” và “đều như vắt tranh” ngày nào tầm 18h, cũng tập trung theo dõi, nghe bản nhạc “làm tan nát con tim” của bao người trên sóng truyền hình quốc gia. Phải nói là “trò chơi trí tuệ” giúp rèn luyện cảm xúc kinh khủng các bạn ạ 
Công việc gia sư tuy ổn định nhưng cảm xúc với công việc này giảm dần và tôi chỉ duy trì được đến cuối năm thứ 2 sau khi tìm được công việc mới hứng thú hơn. Hè năm 2, nhân dịp về chơi nhà cậu bạn ở thành phố Hải Dương, chém gió với nhau và ý tưởng lớn gặp nhau, chúng tôi quyết định làm startup bánh đậu xanh, trở thành nhà phân phối độc quyền của 1 thương hiệu bánh đậu xanh mới, trước mắt cho thị trường Hà Nội 
Việc phát triển thị trường cho sản phẩm mới không dễ như mình tưởng do lúc đó, các thương hiệu khác đã tràn ngập thị trường, có chỗ đứng vững chắc như “Rồng Vàng Minh Ngọc”, “Hương Nguyên”, “Nguyên Hương”,… rất nhiều thách thức nhưng càng làm cho mấy anh em hứng thú. Ngoài việc thuê kho bãi và nhân viên trực điện thoại cố định, chúng tôi còn có cả điện thoại di động và cardvisit, cùng với đó là trong cặp lúc nào cũng có hàng mẫu (đôi khi để ăn lúc quá bữa) cùng với sách vở. Buồn cười nhất là để tiết kiệm, cardvisit 1 mặt ghi tên 1 người chức danh “tổng giám đốc”, mặt kia ghi tên 1 người với chức danh “chủ tịch hội đồng quản trị” với chung 1 số điện thoại di động, đúng là kiểu “công ty vô trách nhiệm vô hạn”. Cứ chiều chiều, học xong là lên đường đi tiếp thị sản phẩm, trổ đủ các thể loại tài năng “thuyết khách” kèm theo thương hiệu “sinh viên trường Y” như sự bảo chứng cho sự tử tế trong làm ăn. Ngay từ thời điểm đó, những nhận thức về giá trị thương hiệu, uy tín đã hình thành trong suy nghĩ của mỗi chúng tôi và giúp ích rất nhiều cho công việc nghề nghiệp hàng ngày sau này.
Mất khoảng 6 tháng, chúng tôi đã xây dựng được 1 mạng lưới hơn 200 cửa hàng bán lẻ và có chỗ đứng nhất định trên thị trường, đội ngũ cộng tác rộng hơn, thậm chí có đại lý ở khu vực Xuân Mai Hoà Bình của mấy bạn sinh viên trường Lâm Nghiệp cũng xuống “ăn hàng. Sản phẩm ngoài bánh đậu xanh, có thêm mè xửng Huế, bánh gai, thuốc lào, rồi năm 1998 còn làm cup để ăn theo mùa Worldcup,…Chúng tôi còn tham gia triển lãm và bán hàng hội chợ Xuân (lúc đó là hội chợ lớn nhất dịp tết) tạo công ăn việc làm cho 1 số bạn sinh viên. Tiền bạc rủng rỉnh hơn nhưng không quan trọng bằng việc nhận thức là thiếu hụt kiến thức quản lý kinh doanh, thậm chí chúng tôi đã nghĩ đến việc ghi danh học thêm về Quản trị kinh doanh tại Viện Đại Học Mở vì có thể học ngoài giờ và tự học. Nếu theo đuổi, biết đâu hôm nay đã thành “doanh nhân thành đạt” 
Những lăn lộn vào cuộc sống làm chúng tôi hiểu cuộc sống hơn, tích luỹ được những trải nghiệm vô cùng quý giá đóng góp cho sự phát triển công việc và sự nghiệp sau này. Cuộc dạo chơi trong kinh doanh của chúng tôi kéo dài sang đầu năm thứ 5 ở trường Y và giảm dần không phải vì câu chuyện kinh doanh sa sút mà vì những trải nghiệm có được trong cuộc dạo chơi đó giúp chúng tôi nhận thức về ý nghĩa của công việc ngành Y sâu sắc hơn và quay trở lại tập trung nhiều hơn cho việc học tập. Ngành Y không đơn thuần là 1 nghề (để kiếm sống) mà cao hơn đó, là 1 sự nghiệp tạo ra các giá trị tốt hơn cho cuộc sống cả ở khía cạnh chăm sóc sức khoẻ và đào tạo. 
Không ai nghĩ rằng, những chàng “sinh viên trường Thuốc” năm đó, chiều chiều chở thùng hàng to đùng sau xe đi giao hàng rồi tụ tập uống bia, chém gió về thị trường, về kinh doanh, về hoài bão phát triển ngày đó thì nay đều là những bác sĩ thành đạt cả về chuyên môn cũng như vị trí quản lý, người là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, đều là trưởng khoa và giám đốc các trung tâm, 1 người là chủ 1 thẩm mỹ viện có tiếng, phải chăng đó cũng nhờ những trải nghiệm của “cuộc sống ngoài giảng đường đại học” ngày xưa 
Sự đặc biệt của nghề Y là phải làm việc, tiếp xúc với các bệnh nhân “khách hàng” rất đa dạng cả về trình độ nhận thức, học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ khác nhau. Người bác sĩ không chỉ phải giỏi chuyên môn mà đôi khi phải “uyên thâm” cả các kiến thức “ngoài y học” để trong công việc khám chữa bệnh mới có thể đàm đạo, tương tác với bệnh nhân ở mức độ gắn kết cao bằng sự tin tưởng. Nhờ đó, việc điều trị bao gồm cả phẫu thuật mới đạt được những kết quả cao nhất. Những trải nghiệm “cuộc sống ngoài giảng đường đại học” có lẽ sẽ giúp tạo ra người bác sĩ có hiểu biết cuộc sống hơn, tầm nhìn, định hướng tốt để có thể phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Phải không nhỉ ???
Nếu được trở lại, có lẽ tôi sẽ vẫn đi làm gia sư, buôn bánh đậu và thậm chí còn muốn trải nghiệm thêm 1 số thứ nữa của “cuộc sống ngoài giảng đường đại học” để có thể hiểu hơn nữa cuộc sống này. Để đạt được “sự thấu cảm” không phải dễ dàng bằng lý thuyết, bài giảng mà chắc chắn đó phải nhờ “sự trải nghiệm”. Hãy cố gắng “trải nghiệm” hơn nữa nhé, các “sinh viên trường Y”
 
Hình: Tôi trong mắt mọi người khi tôi nói tôi là bác sĩ chấn thương chỉnh hình

GS.TS Trần Trung Dũng
Tin cùng chuyên mục
cháu muốn gặp bác để được tư vấn về hoại tử khớp háng (30/05/2024)
cháu muốn gặp bác để được tư vấn về hoại tử khớp háng
hungvanhieu0302@gmail.com...
Chuyện kể ở miền Tây (26/04/2024)
Chuyện kể ở miền Tây
Chuyện kể ở miền Tây
Cách đây hơn 4 năm, 1 cô gái trẻ xinh đẹp ở miền Tây phát hiện tổn thương ung thư xuong chày. Với phác đồ điều trị kết hợp hoá chất và phẫu thuật hợp lý, kết quả lâm sàng khá là ổn, bệnh nhân trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Việc theo dõi tiếp tục với ekip điều trị chính xác chưa đạt được yêu cầu và có những gián đoạn do nhiều yếu tố khách quan như dịch dã, khoảng cách địa lý,… cho đến khi việc tầm soát toàn thân phát hiện ra khối lớn ở phổi trái. Việc kết nối ngay với ekip điều trị để xác định tổn thương thông qua việc đánh giá toàn thân cũng như tại chỗ cho thấy tất cả đều ổn định trừ tổn thương ở phổi mà sau đó sinh thiết kim xác định chẩn đoán là tổn thương di căn ung thư xương. Với một khối u kích thước 74x53x65 mm chiếm gần toàn bộ thuỳ trên phổi trái là 1 thách thức “cực lớn” với ekip điều trị. Nếu như trước đây, có lẽ sẽ chỉ còn là chăm sóc giảm nhẹ và không can thiệp thêm. 
...
TẠI SAO TÔI LỰA CHỌN BÁC SĨ NỘI TRÚ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH ??? (26/04/2024)
TẠI SAO TÔI LỰA CHỌN BÁC SĨ NỘI TRÚ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH ???
TẠI SAO TÔI LỰA CHỌN BÁC SĨ NỘI TRÚ CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH ???
Cách đây hơn 20 năm, khi biết tôi quyết định lựa chọn chuyên ngành phẫu thuật để theo đuổi, trong gia đình nhiều người gàn lắm, bởi vì ở nhà tôi khá là vụng về, đặc biệt những công việc liên quan đến khéo léo tay chân như thịt gà, băm chặt, cắt tỉa,… mặc dù một số động tác khác như gắp, rót thì tôi cũng vẫn khéo léo như ai tuy nhiên tổng thể được đánh giá là không phù hợp lắm với công việc mổ xẻ.
...
Ung thư xương di căn phổi có phải là “dấu chấm hết” (18/04/2024)
Ung thư xương di căn phổi có phải là “dấu chấm hết”
Ung thư xương di căn phổi có phải là “dấu chấm hết”
  • Cuộc chiến đấu với ung thư là “cuộc chiến” vô cùng đặc biệt, cần xác định là “trường kỳ kháng chiến”, cần theo dõi chặt chẽ những “diễn biến”, “thay đổi” của “chiến trường” để có “chiến lược, chiến thuật” hợp lý trong đó bản thân cơ thể bệnh nhân là “chiến trường” và chính bệnh nhân lại là “chiến sĩ”. Tinh thần và sức khoẻ thể chất của bệnh nhân là vũ khí tối quan trọng bên cạnh đó là thuốc men, phẫu thuật; đồng đội là gia đình, bạn bè và các bác sĩ, điều dưỡng, đoàn kết tạo nên sức mạnh làm gia tăng cơ hội chiến thắng.
...
Orthopedics and Sports Medicine Center - AFC (10/04/2024)
Orthopedics and Sports Medicine Center - AFC
Orthopedics and Sports Medicine Center - AFC
...
Certificate of Teaching Center - isakos (10/04/2024)
Certificate of Teaching Center - isakos
Certificate of Teaching Center - isakos
...
Để trở thành “bàn tay vàng” trong làng “nội soi khớp” có khó không? (08/04/2024)
Để trở thành “bàn tay vàng” trong làng “nội soi khớp” có khó không?
Ngoại khoa nói chung và chấn thương chỉnh hình nói riêng, để trở thành bác sĩ giỏi thì cần phải có vừa “cái đầu” vừa “đôi tay”, hay cụ thể là vừa “kiến thức” vừa “tay nghề”. Chỉ giỏi kiến thức mà tay nghề dở thì như các cụ nói là “nói như rồng leo, làm như mèo … “ (à mà thôi, không nói hết không mất hết thi vị”, tay nghề khéo léo mà kiến thức yếu thì chỉ như anh “thợ mổ”, thầy truyền cho chiêu nào biết chiêu đó chứ không “học 1 biết 10” được, gặp ca khác chút có thể lại tai biến ngay. Kiến thức tuy khó nhưng chịu khó tích luỹ rồi cũng đạt được nhưng tay nghề thì để thành “bàn tay vàng” không hề dễ dàng.
 

...
Ung thư xương (06/04/2024)
Ung thư xương
Nguyenthehoach1601@gmail.com...
Xin đặt lịch khám và tư vấn (25/03/2024)
Xin đặt lịch khám và tư vấn
hoaianssc@gmail.com...
Những chỉ định điều trị cần sự thấu cảm (08/03/2024)
Những chỉ định điều trị cần sự thấu cảm
Những chỉ định điều trị cần sự thấu cảm
Có những quyết định về chuyên môn không chỉ dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề hay guideline hướng dẫn đơn thuần mà cần tính toán cân nhắc cả các yếu tố tâm lý, tình cảm, văn hoá, xã hội. Việc quyết định không chỉ dựa vào lý trí mà đôi khi cần có cả sự mách bảo của linh cảm, con tim, tấm lòng với người bệnh, đó là sự thấu cảm....
BÁC SĨ NỘI TRÚ: sự cần thiết để chuẩn hoá đào tạo lâm sàng (15/01/2024)
BÁC SĨ NỘI TRÚ: sự cần thiết để chuẩn hoá đào tạo lâm sàng
BÁC SĨ NỘI TRÚ: sự cần thiết để chuẩn hoá đào tạo lâm sàng
Đối với khối lâm sàng của ngành Y, đào tạo sau đại học là bắt buộc vì đào tạo sau đại học là khâu quan trọng giúp 1 sinh viên Y khoa chuyển hoá kiến thức lý thuyết học được trong trường Y thành các kỹ năng và kinh nghiệm khám chữa bệnh để có thể thực hành chuyên môn độc lập. Tại Việt Nam hiện nay, do những yếu tố khách quan nên hiện còn tồn tại nhiều hệ đào tạo sau đại học khác nhau nhưng mục đích chung cũng là chuyển tải kiến thức lý thuyết thành kỹ năng và kinh nghiệm của người bác sĩ, tuy nhiên theo xu thế, việc mở rộng đào tạo bác sĩ nội trú về mặt quy mô của các trường Y thể hiện dần bắt nhịp với xu thế đào tạo y khoa lâm sàng trên thế giới. Ở các nước phát triển, tốt nghiệp bác sĩ nội trú là tiêu chuẩn bắt buộc để tham gia kì thi cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ. Vậy tại sao đào tạo bác sĩ nội trú nói riêng và đào tạo sau đại học trong ngành Y lại quan trọng như vậy? Xin giới thiệu sơ lược 1 vài điểm cho mọi người dễ hình dung. Trân trọng !!!...
HOÀNG HÔN GA CUỐI (09/01/2024)
HOÀNG HÔN GA CUỐI
HOÀNG HÔN GA CUỐI
Những con tàu mang tên "khớp" đi theo hành trình nhất định theo thời gian để tới "sân ga cuối" vào buổi "hoàng hôn", không gian ảm đạm buồn man mác........
Rách sụn gối trái (09/08/2023)
Rách sụn gối trái
nguyenhung0701@gmail.com...
Mua sách (13/07/2023)
Mua sách
drvinhthuyortho@gmail.com...
Mua sách (13/07/2023)
Mua sách
drvinhthuyortho@gmail.com...
Mua sách (13/07/2023)
Mua sách
drvinhthuyortho@gmail.com...
Điều trị di căn phổi của ung thư xương (31/05/2023)
Điều trị di căn phổi của ung thư xương
Điều trị di căn phổi của ung thư xương
Ung thư xương có thể coi là loại ung thư ác tính phổ biến nhất ở trẻ em mặc dù chỉ chiếm tỷ lệ thiểu số trong tất cả các loại ung thư. Khoảng 10-20% các bệnh nhân phát hiện di căn ngay tại thời điểm phát hiện ra bệnh và đa số là di căn phổi (85-90%) và khoảng 30-40% bệnh nhân ung thư xương sẽ có di căn phổi về sau.
 
Khoảng nửa thế kỷ trước, ung thư xương di căn phổi coi là án “tử hình” với tỷ vong cao và sớm ngay sau khi phát hiện di căn dù có can thiệp cắt cụt khối u nguyên phát ở chi. Đó là động lực để các bác sĩ, các nhà nghiên cứu phát triển các nghiên cứu, các phương án điều trị nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn chi thể, giảm thiểu nguy cơ di căn cũng như kéo dài thời gian sống thêm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

...
Phẫu thuật giảm nhẹ trong ung thư xương (30/05/2023)
Phẫu thuật giảm nhẹ trong ung thư xương
Phẫu thuật giảm nhẹ trong ung thư xương
Điều trị giảm nhẹ trong ung thư nói chung và ung thư xương nói riêng có nhiều biện pháp khác nhau trong đó có "phẫu thuật giảm nhẹ". Mục tiêu chung của các biện pháp chăm sóc và điều trị giảm nhẹ nhằm nâng cao sức khoẻ tinh thần, thể chất, chất lượng cuộc sống, giảm thiểu các nguy cơ biến chứng cũng như các khó chịu phiền toái khác do ung thư đem lại. Có khá nhiều các "phẫu thuật giảm nhẹ" khác nhau trong đó có việc bảo tồn chi thể. Có trường hợp bảo tồn chi thể được coi là điều trị nguyên tắc nhưng có trường hợp bảo tồn chi thể được coi là "phẫu thuật giảm nhẹ". Xin trân trọng giới thiệu !!!...
THAY TOÀN BỘ XƯƠNG CÁNH TAY CHO TỔN THƯƠNG KHÔNG PHẢI UNG THƯ: CA THỨ 3 TRÊN THẾ GIỚI ??? (26/05/2023)
THAY TOÀN BỘ XƯƠNG CÁNH TAY CHO TỔN THƯƠNG KHÔNG PHẢI UNG THƯ: CA THỨ 3 TRÊN THẾ GIỚI ???
THAY TOÀN BỘ XƯƠNG CÁNH TAY CHO TỔN THƯƠNG KHÔNG PHẢI UNG THƯ: CA THỨ 3 TRÊN THẾ GIỚI ???
Thay toàn bộ xương cánh tay trong bệnh cảnh ung thư đã trở thành phẫu thuật tương đối thường quy, mặc dù số lượng chưa nhiều như các phẫu thuật thay toàn bộ xương đùi và còn hiếm hơn nữa khi thay toàn bộ xương cánh tay cho các trường hợp tổn thương không do ung thư. Y văn thế giới mới ghi nhận 2 ca vào năm 1977 và 2002. Xin trân trọng giới thiệu ca thứ 3 được công bố trên y văn thế giới!!!...
U tế bào khổng lồ của xương sườn (25/05/2023)
U tế bào khổng lồ của xương sườn
U tế bào khổng lồ của xương sườn
U xương đa phần gặp và phát hiện dễ dàng ở các xương dài, u ở xương sườn thường khó phát hiện do bị che phủ bởi các khối cơ lớn. Triệu chứng khá mơ hồ, một số trường hợp bệnh nhân có thể khó chịu hoặc đau, 1 số ít có thể sờ thấy bất thường còn lại đa phần tình cờ phát hiện. Xin giới thiệu 1 trường hợp khối u tế bào khổng lồ xương sườn 2 được chẩn đoán và điều trị thành công bằng phẫu thuật....
"Nắn thẳng" cẳng chân cho bệnh nhân có góc vẹo chân hơn 50 độ (25/05/2023)
"Nắn thẳng" cẳng chân cho bệnh nhân có góc vẹo chân hơn 50 độ
"Nắn thẳng" cẳng chân cho bệnh nhân có góc vẹo chân hơn 50 độ
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công một ca siêu biến dạng chân với góc vẹo trong so với mặt khớp là 51,4 độ....
LOẠN SẢN XƠ XƯƠNG (fibrous dysplasia) (30/04/2023)
LOẠN SẢN XƠ XƯƠNG (fibrous dysplasia)
LOẠN SẢN XƠ XƯƠNG (fibrous dysplasia)
Một trường hợp hiếm gặp của bệnh nhân bị loạn sản xơ xương nặng cả xương chậu và khớp háng bên phải với biến dạng “Shedperd’s crook” điển hình, ngắn chi 3 cm so với chân lành, thoái hoá thứ phát khớp háng gây đau do thoái hoá và đau do biến dạng với nguy cơ gãy xương thứ phát được điều trị thành công với phẫu thuật cắt xương chỉnh trục, thay khớp háng kèm đoạn đầu trên xương đùi nhưng bảo tồn được khối xương mấu chuyển với tính toán công nghệ 3D tạo khay cắt dẫn đường phẫu thuật cá thể hoá để đạt được độ chính xác tuyệt đối, giải quyết đồng thời các câu chuyện: cắt xương chỉnh trục, thay khớp háng và cân bằng chiều dài chi 2 bên.
Vậy loạn sản xơ xương là gì? Có những gì đáng lưu ý trong việc chẩn đoán và điều trị cho tổn thương này? Xu hướng mới trong nghiên cứu có gì đặc biệt?
...
Trật thần kinh trụ ở khuỷu (20/04/2023)
Trật thần kinh trụ ở khuỷu
Trật thần kinh trụ ở khuỷu
Một bệnh nhân chơi thể thao, đánh Golf, xuất hiện đau phía trong khuỷu tay, có yếu tố chấn thương khi chơi, được thăm khám chẩn đoán là viêm mỏm trên lồi cầu trong khuỷu phải, được điều trị nội khoa và trị liệu, có kèm theo cả tiêm corticoid nhưng không đỡ. Bệnh nhân đã chụp phim cộng hưởng từ nhưng chưa phát hiện được bất thường gì đặc biệt. Triệu chứng đau kèm theo thỉnh thoảng bệnh nhân có tê dọc theo mặt trong cẳng tay và đặc biệt hơn, là bệnh nhân cảm nhận có “cái gì đó” di chuyển ở vị trí mặt trong khuỷu khi gấp duỗi cẳng tay. Một tổn thương khá ít gặp, đó là trật thần kinh trụ ở khuỷu tay.
...
BÁC SĨ NỘI TRÚ: những năm tháng không thể nào quên ... (10/04/2023)
BÁC SĨ NỘI TRÚ: những năm tháng không thể nào quên ...
BÁC SĨ NỘI TRÚ: những năm tháng không thể nào quên ...
Bác sĩ nội trú là 1 chương trình đào tạo sau đại học, nhưng hơn thế, nó là quãnh thời gian rèn luyện "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" của các bác sĩ trẻ để tích luỹ kinh nghiệm, tay nghề và kiến thức cũng như trau dồi hoài bão, khát khao cống hiến cho y học. Trân trọng !!!...
Đặt lịch khám (05/01/2023)
Đặt lịch khám
Pharmabinh@gmail.com...
Video bác sỹ Dũng
Image
Liên hệ
Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Trung Dũng
Email:
dungbacsy@dungbacsy.com
2014 © Copyright - dungbacsy - Designed by webvietnam.vn