Image
Phó giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn Hà Nội (St Paul University Hospital)
Lịch khám
LỊCH KHÁM GS. TS TRẦN TRUNG DŨNG:

1. Tối thứ HAI và TƯ tại phòng khám Dungbacsy's Clinic (số 8 Đặng Văn Ngữ, điện thoại: 09 44 66 22 99)

2. Các buổi sáng  tại TRUNG TÂM CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH VÀ Y HỌC THỂ THAO, BỆNH VIỆN VINMEC TIMECITY (458 Minh Khai, điện thoại thư ký: 0363188326 hoặc 0354189292 )


MỎM QUẠ: "NGỌN HẢI ĐĂNG" CỦA KHỚP VAI

MỎM QUẠ: "NGỌN HẢI ĐĂNG" CỦA KHỚP VAI
Khớp vai là một trong những khu vực khó về mặt bệnh học. Các cấu trúc giải phẫu đan xen nhau về mặt chức năng, sự đa dạng phức tạp về mặt bệnh học làm cho khu vực này luôn hấp dẫn và lý thú. Không chỉ vậy, các phẫu thuật vùng khớp vai: nội soi, thay khớp, kết hợp xương cũng đòi hỏi phẫu thuật viên có hiểu biết sâu sắc về giải phẫu, sinh lý của khớp vai. Trong đó, định hướng phẫu thuật là yếu tố vô cùng quan trọng, giống như người thuỷ thủ đi biển, luôn cần có ngọn hải đăng để định hướng tránh lạc lối thì trong phẫu thuật khớp vai cũng vậy. "Ngọn hải đăng" không chỉ trong các phẫu thuật khớp vai mà còn cả trong thăm khám chẩn đoán và điều trị bệnh lý khớp vai đó, chính là mỏm quạ. Trân trọng giời thiệu với bạn đọc !!!

 

  1. “Ngọn hải đăng”

Đối với các phẫu thuật khớp vai: nội soi khớp vai, thay khớp vai, kết hợp xương,... thì việc xác định vị trí giải phẫu mỏm quạ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỏm quạ đóng vai trò như biển báo hiệu ranh giới của “vùng nguy hiểm” với các cấu trúc mạch máu và thần kinh dày đặc của bó mạch nách và đám rối thần kinh cánh tay ở phía trong mỏm quạ. Mỏm quạ còn đóng vai trò là mốc giải phẫu vô cùng quan trọng để thiết lập các ngõ vào đầu tiên của nội soi khớp vai cũng như là biển cảnh báo trong nội soi khớp vai khi bạn thám sát khoang dưới mỏm quạ để tránh tổn thương vào các cấu trúc mạch và thần kinh quan trọng. Nó cũng là mốc giải phẫu cho các đường mổ trong phẫu thuật thay khớp vai, các can thiệp vào đầu trên xương cánh tay và phía trước ổ chảo. Không chỉ vậy, mỏm quạ còn là nơi bám của rất nhiều các gân của các cơ như cơ ngực nhỏ, cơ quạ cánh tay, đầu ngắn cơ nhị đầu và các dây chằng: cùng quạ, cùng đòn, quạ cánh tay và dây chằng trên gai do đó nó liên quan khá nhiều vào cơ chế bệnh sinh của các triệu chứng đau vai phía trước. Vì vậy, các nhà “khớp vai học” ví von mỏm quạ như là “ngọn hải đăng” của khớp vai trong cả thăm khám chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật.

 

  1. Hội chứng mỏm quạ: 1 tổn thương dễ bỏ sót

Triệu chứng đau vai phía trước do nhiều nguyên nhân, có thể là viêm gân nhị đầu dài, các tổn thương rách gân dưới vai, viêm khớp cùng đòn, thoái hoá khớp vai, viêm khớp dạng thấp, viêm quanh khớp vai thể co rút bao khớp,...trong đó các vấn đề liên quan đến chóp và khoang dưới mỏm cùng hay được nghĩ tới đầu tiên một phần do tần suất thường gặp. Các vấn đề đau liên quan đến mỏm quạ thường được nghĩ tới là “hội chứng hẹp khoang dưới mỏm quạ” (dịch từ thuật ngữ “coracoid impingement syndrome”), có cơ chế gây tổn thương tương tự “hội chứng hẹp khoang dưới mỏm cùng vai”(subacromial impingement syndrome). Tuy nhiên còn 1 thương tổn nữa gây đau phía trước khớp vai dễ bị bỏ quên hoặc chẩn đoán nhầm và ít được nhắc tới trong y văn, đó là “hội chứng mỏm quạ”(coracoid syndrome). Cơ chế gây đau trong hội chứng này tương tự như trong đau mỏm trên lồi cầu trong hoặc lồi cầu ngoài xương cánh tay trong hội chứng “Tennis elbow” hoặc “Golfer’s elbow”. Cơ chế gây tổn thương trong cả 3 hội chứng này là do các vi chấn thương lặp đi lặp lại. Đối với hội chứng mỏm quạ, đó là các động tác chống đẩy (push up) hoặc nâng tạ nằm (bench press). Hội chứng mỏm quạ nếu được chẩn đoán ra thì điều trị hiệu quả bằng nội khoa và lý liệu pháp, tuy nhiên nếu không xác định được thì có thể chẩn đoán nhầm với tổn thương khác dẫn đến điều trị quá mức thậm chí phẫu thuật (overtreatment, overindicated).



Hình 1: Minh hoạ liên quan của mỏm quạ và các cấu trúc mạch thần kinh vùng nách



Hình 2: các cấu trúc giải phẫu bám vào mỏm quạ


 

 

PGS. TS Trần Trung Dũng

 

Tin cùng chuyên mục
Video bác sỹ Dũng
Image
Liên hệ
Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ Trần Trung Dũng
Email:
dungbacsy@dungbacsy.com
2014 © Copyright - dungbacsy - Designed by webvietnam.vn
error connecting: Timeout expired. The timeout period elapsed prior to obtaining a connection from the pool. This may have occurred because all pooled connections were in use and max pool size was reached.; ;Server=localhost;Database=webvietnam;Uid=root;Pwd=admin;charset=utf8;Allow User Variables=True;; at MySql.Data.MySqlClient.MySqlPool.GetConnection() at MySql.Data.MySqlClient.MySqlConnection.Open() at LdData.LdConnection.Open() in C:\Workspace\Projects\lddata\LdConnection.cs:line 52 at LdData.DBModule.CheckDBConnectionOpen(LdConnection con, Int64 ownerID) in C:\Workspace\Projects\lddata\DBModule.cs:line 331 (Code:42365599)
StackTrace
Data
error connecting: Timeout expired. The timeout period elapsed prior to obtaining a connection from the pool. This may have occurred because all pooled connections were in use and max pool size was reached.; ;Server=localhost;Database=webvietnam;Uid=root;Pwd=admin;charset=utf8;Allow User Variables=True;; at MySql.Data.MySqlClient.MySqlPool.GetConnection() at MySql.Data.MySqlClient.MySqlConnection.Open() at LdData.LdConnection.Open() in C:\Workspace\Projects\lddata\LdConnection.cs:line 52 at LdData.DBModule.CheckDBConnectionOpen(LdConnection con, Int64 ownerID) in C:\Workspace\Projects\lddata\DBModule.cs:line 331 (Code:22144825)
StackTrace
Data
error connecting: Timeout expired. The timeout period elapsed prior to obtaining a connection from the pool. This may have occurred because all pooled connections were in use and max pool size was reached.; ;Server=localhost;Database=webvietnam;Uid=root;Pwd=admin;charset=utf8;Allow User Variables=True;; at MySql.Data.MySqlClient.MySqlPool.GetConnection() at MySql.Data.MySqlClient.MySqlConnection.Open() at LdData.LdConnection.Open() in C:\Workspace\Projects\lddata\LdConnection.cs:line 52 at LdData.DBModule.CheckDBConnectionOpen(LdConnection con, Int64 ownerID) in C:\Workspace\Projects\lddata\DBModule.cs:line 331 (Code:64535827)
StackTrace
Data
error connecting: Timeout expired. The timeout period elapsed prior to obtaining a connection from the pool. This may have occurred because all pooled connections were in use and max pool size was reached.; ;Server=localhost;Database=webvietnam;Uid=root;Pwd=admin;charset=utf8;Allow User Variables=True;; at MySql.Data.MySqlClient.MySqlPool.GetConnection() at MySql.Data.MySqlClient.MySqlConnection.Open() at LdData.LdConnection.Open() in C:\Workspace\Projects\lddata\LdConnection.cs:line 52 at LdData.DBModule.CheckDBConnectionOpen(LdConnection con, Int64 ownerID) in C:\Workspace\Projects\lddata\DBModule.cs:line 331 (Code:32501900)
StackTrace
Data